Welcom to Hung Nguyen
Welcom to Hung Nguyen
Welcom to Hung Nguyen
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Welcom to Hung Nguyen

Hungsdlu
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  GalleryGallery  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ THỊ 13 CT VỀ VIỆC CẤM HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VỈA HÈ ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NHÓM NGƯỜI KIẾM SỐNG TRÊN VỈA HÈ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 33
Join date : 09/12/2009

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ THỊ 13 CT VỀ VIỆC CẤM HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VỈA HÈ ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NHÓM NGƯỜI KIẾM SỐNG TRÊN VỈA HÈ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ THỊ 13 CT VỀ VIỆC CẤM HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VỈA HÈ ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NHÓM NGƯỜI KIẾM SỐNG TRÊN VỈA HÈ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.   ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ THỊ 13 CT VỀ VIỆC CẤM HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VỈA HÈ ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NHÓM NGƯỜI KIẾM SỐNG TRÊN VỈA HÈ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH. Icon_minitimeFri Dec 11, 2009 6:21 pm

ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ THỊ 13 CT VỀ VIỆC CẤM HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VỈA HÈ ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NHÓM NGƯỜI KIẾM SỐNG TRÊN VỈA HÈ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ lâu, hoạt động kinh tế vỉa hè ở TP Hồ Chí Minh đã gắn liền với sự phát triển không gian đô thị, quá trình tăng trưởng kinh tế và quần cư đô thị.
Các loại hàng hoá và dịch vụ của hoạt động kinh tế vỉa hè luôn đa dạng, phong phú về chủng loại, đáp ứng được nhiều các nhu cầu về ăn, uống, mặc, ở, dụng cụ lao động, vui chơi, giải trí, học hành, thư giãn,… của đông đảo cư dân.
Bên cạnh đó, những tác động xấu do hoạt động kinh tế vỉa hè đem lại cho không gian văn hóa và văn minh đô thị như mất trật tự, ô nhiễm môi trường, kẹt xe, không có không gian đi bộ, không gian nghỉ ngơi…. Hoạt động kinh tế vỉa hè cũng đã đóng góp rất quan trọng đến việc ổn định thu nhập và đời sống của hàng nghìn người dân, kể cả những đơn vị quản lý hành chánh cấp phường xã (thông qua việc thu thuế)…
Chính từ những vấn đề trái chiều trên đã đặt ra câu hỏi cho các nhà quản lý rằng việc cấm các hình thức buôn bán kinh tế vỉa hècó thật sự đúng không? Kinh tế vỉa hè làm chuyển biến những gì trong xã hội_kin tế? Gây ra những hậu quả gì đến sống của những nhóm người kiếm sống trên vỉa hè?
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO:
III. Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mục tiêu chung:
- Giúp tìm hiểu rõ hơn vai trò của kinh tế vỉa hè đối với đời sống của một bộ phận người dân sống trên địa bàn tp.HCM, qua đó có thể thấy được những thay đổi trong đời sống của họ như thế nào khi có các quyết định của pháp luật về việc cấm hoạt động buôn bán kinh doanh trên vỉa hè đặc biệt là từ khi có chỉ thị 13 của UBND TPHCM.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu nguyên nhân tồn tại của kinh tế vỉa hè.
- tìm hiểu thái độ cũng như những tâm tư nguyện vọng của người dân hoạt động kinh tế vỉa hè sau khi chỉ thị 13 được thực thi.
- Qua nghiên cứu có thể đưa ra được một số kiến nghị đề xuất đối với các cơ quan chức năng, các nhà lãnh đạo có những cách giải quyết ổn thỏa cho bộ phận dân cư hoạt động trên lĩnh vực kinh tế này
- Qua kết quả nghiên cứu có thể bổ sung những hạn chế mà các đề tài nghiên cứu liên quan chưa làm được nhât là nhìn được vấn đề từ khía cạnh của xã hội học.
 Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những nhóm dân cư buôn bán kinh tế vỉa hè.
Đồng thời mở rộng ra những đối tượng liên quan để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu sự thay đổi đời sống của nhóm người làm kinh tế vỉa hè sau khi Chỉ hị 13 đi vào thực thi.
1. Khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu của đề tài là những nhóm dân cư buôn bán kinh tế vỉa hè.
2. Phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu trên các tuyến phố có mật độ những nhóm người buôn bán đông đúc kinh tế vỉa hè đồng thời cũng là những “điểm nóng” về kinh tế vỉa hè tại Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Giả thuyết nghiên cứu
- Các hoạt động kinh tế vỉa hè có ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của người dân hoạt động kinh tế vỉa hè.
- Chỉ thị 13 CT có ảnh hưởng đến đời sống của nhóm người buôn bán kinh tế vỉa hè. Bởi vậy khi Chỉ thị 13 CT được ban hành và đi vào thực thi thì thu nhập của người dân buôn bán vỉa hè giảm đáng kể.

4. Một số khái niện liên quan:
Kinh tế vỉa hè là một bộ phận của khu vực kinh tế phi chính thức - về bản chất là một dạng hoạt động buôn bán nhỏ để kiếm sống của một bộ phận người dân đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ và hàng hóa giá rẻ, tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho cư dân đô thị ( Phạm Thanh Thôi- ĐHKHXH&NV TPHCM)
Chỉ thị 13 của UBND TP HCM: là chỉ thị lập lại trật tự đô thị tại thành phố HCM, cấm các hình thức buôn bán hoạt động kinh tế trên viả hè được ban hành ngày 21/6/2001.
Đời sống của người dân:


4. Khung lý thuyết.








































V. Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp thu thập thông tin
Trong đề tài này chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp. Phân tích tài liệu thứ cấp là kỹ thuật sử dụng thông tin và dữ liệu đã được thu thập và nghiên cứu từ trước và có thể khai thác một cách công khai. Nghiên cứu những dữ liệu hiện có do việc tham kiếm thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, internet,…
- Nghiên cứu phân tích định tính kết hợp với nghiên cứu dịnh lượng.
- Nghiên cứu so sánh
2. Mẫu nghiên cứu
Chọn mẫu ngẫu nhiên trên các tuyến phố chính đang diễn ra hoạt động kinh tế vỉa hè tại Thành phố Hồ Chí Minh.
B. NỘI DUNG:
Chương I: Môi trường kinh tế xã hội ở Tp Hồ Chí Minh
I. Hoạt động kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh
1. Sơ lược về thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố đông dân nhất, đồng thời cũng là trung tâm kinh tế văn hóa giáo dục quan trọng của Việt Nam.
Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện, tổng diện tích 2.095,01km2. Vào năm 2007, thành phố có dân số 6.650.942 người,mật độ trung bình 3.175 người/km². Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh chiếm 20,2 % tổng sản phẩm và 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp của cả quốc gia. Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và Đông Nam Á, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường không. Vào năm 2007, thành phố đón khoảng 3 triệu khách du lịch quốc tế, tức 70 % lượng khách vào Việt Nam. Các lĩnh vực giáo dục, truyền thông, thể thao, giải trí, Thành phố Hồ Chí Minh đều giữ vai trò quan trọng bậc nhất.
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 730 USD/năm vào 2006.
Vào năm 2007, Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 6.650.942 người. Không chỉ là thành phố đông dân nhất Việt Nam, quy mô dân số của Thành phố Hồ Chí Minh còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu như Berlin hay Roma. Theo số liệu thống kê năm 2004, 85,24% dân cư sống trong khu vực thành thị và Thành phố Hồ Chí Minh cũng có gần một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer... Những người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh cư trú ở khắp các quận, huyện, nhưng tập trung nhiều nhất tại Quận 5, 6, 8, 10, 11 và có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế thành phố.
Mặc dù Thành phố Hồ Chí Minh có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam, nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.
Thành phố Hồ Chí Minh, với dân số đông, mật độ cao trong nội thành, cộng thêm một lượng lớn dân vãng lai, đã phát sinh nhu cầu lớn về y tế và chăm sóc sức khỏe. Các tệ nạn xã hội, như mại dâm, ma túy, tình trạng ô nhiễm môi trường... gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe dân cư thành phố. Những bệnh truyền nhiễm phổ biến ở các nước đang phát triển như sốt rét, sốt xuất huyết, tả, ... hay các bệnh của những quốc gia công nghiệp phát triển, như tim mạch, thương hàn tăng huyết áp, ung thư, tâm thần, bệnh nghề nghiệp... đều xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Tuổi thọ trung bình của nam giới ở thành phố là 71,19, con số ở nữ giới là 75,00.
Nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh trở thành một đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Khác với Hà Nội, vận tải thủy ở Thành phố Hồ Chí Minh chiếm một tỷ lệ quan trọng. Tính riêng vận tải hàng hóa, đường biển chiếm khoảng 29% và đường sông khoảng chiếm 20% tổng khối lượng thông qua đầu mối thành phố. Đường bộ chỉ chiếm 44% vận tại hàng hóa nhưng chiếm tới 85,6% vận tải hành khách. Về giao thông đường không, Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất là phi trường lớn nhất Việt Nam về cả diện tích và công suất nhà ga. Năm 2006, vận tải thành phố đã vận chuyển tổng cộng 73.743 tấn hàng hóa, 239 triệu lượt người và bốc xếp 44.341 tấn hàng. Toàn thành phố hiện nay có khoảng 340.000 xe hơi và 3,5 triệu xe máy, gần gấp đôi so với Hà Nội.
Là một trong hai trung tâm truyền thông của Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có 38 đơn vị báo chí thành phố và 113 văn phòng đại diện báo chí trung ương và các tỉnh, 3 nhà xuất bản của thành phố và 21 chi nhánh nhà xuất bản trung ương cùng mạng lưới thông tấn xã, các đài phát thanh, truyền hình địa phương và trung ương. Tổng cộng, trên địa bàn thành phố hiện nay có trên một nghìn người hoạt động trong lĩnh vực báo chí.
2. Hoạt động kinh tế tại tp Hồ Chí Minh
Trung tâm thương mại Diamond Plaza
Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 7,5% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2005, Thành phố Hồ Chí Minh có 4.344.000 lao động, trong đó 139 nghìn người ngoài độ tuổi lao động nhưng vẫn đang tham gia làm việc. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 730 USD/năm vào 2006.
Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính... Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%.
Tính đến giữa năm 2006, 3 khu chế xuất và 12 khu công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút được 1.092 dự án đầu tư, trong đó có 452 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư hơn 1,9 tỉ USD và 19,5 nghìn tỉ VND. Thành phố cũng đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3 tỷ USD.
Về thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh có một hệ thống trung tâm mua sắm, siêu thị, chợ đa dạng. Chợ Bến Thành là biểu tượng về giao lưu thương mại từ xa xưa của thành phố, hiện nay vẫn giữ một vai trò quan trọng. Những thập niên gần đây, nhiều trung tâm thương mại hiện đại xuất hiện như Saigon Trade Centre, Diamond Plaza... Mức tiêu thụ của Thành phố Hồ Chí Minh cũng cao hơn nhiều so với các tỉnh khác của Việt Nam và gấp 1,5 lần thủ đô Hà Nội. Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, có mã giao dịch là VN-Index, được thành lập vào tháng 7 năm 1998. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có 138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 nghìn tỷ đồng.
Tuy vậy, nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có 10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Trong đó, có 21/212 cơ sở ngành dệt may, 4/40 cơ sở ngành da giày, 6/68 cơ sở ngành hóa chất, 14/144 cơ sở chế biến thực phẩm, 18/96 cơ sở cao su nhựa, 5/46 cơ sở chế tạo máy... có trình độ công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế. Ngành công nghiệp thành phố hiện đang hướng tới các lĩnh vực cao, đem lại hiệu quả kinh tế hơn.
II. Khu vực kinh tế phi chính thức
1. Khái niệm
Khu vực phi chính thức mang những nét đặc trưng chủ yếu của những đơn vị tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm hàng hoá và dịch vụ với mục tiêu ban đầu là tạo ra việc làm và thu nhập cho những người có liên quan. Những đơn vị này thường được tổ chức hoạt động ở mức thấp, sản xuất kinh doanh ở quy mô nhỏ, với không hoặc rất ít sự phân chia giữa lao động và vốn là các yếu tố đầu vào của sản xuất. Các mối liên hệ việc làm - nếu có - chủ yếu dựa trên sự tình cờ, quan hệ họ hàng hoặc quan hệ cá nhân, sự quen biết hơn là dựa trên các thoả thuận hợp đồng với sự bảo đảm chính thức.
(Khái niệm khu vực phi chính thức có trong khổ 5 (1) của Nghị quyết được thông qua bởi Kỳ hội nghị lần thứ 15 của Hội nghị Quốc tế các nhà Thống kê Lao động (ICLS) )
Đây là khu vực gồm những người, các hộ gia đình có hoạt động kinh doanh nhưng chưa hay không cần đăng ký kinh doanh với nhà chức trách. Đại loại, họ gồm những người hành nghề tự do, các hộ kinh doanh cá thể, từ trẻ đánh giày, bán báo, người bán hàng rong, lái xe ôm đến những người làm nghề xây dựng, dịch vụ hay các hộ sản xuất cá thể khác. Phần lớn họ tự doanh, một số có thuê người làm.
(theo báo lao động cuối tuần số ra ngày 15/2/2009)
1. các loại hình khu vực kinh tế phi chính thức.
Theo phân tích của các nhà nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) 2003, các hoạt động kinh tế phi chính thức hay hoạt động kinh tế ngầm ở Việt Nam có thể được phân thành 4 loại:
 Các hoạt động kinh tế thuộc các hộ sản xuất kinh doanh cá thể quy mô nhỏ. Các hoạt động này thường đem lại những nguồn thu nhập nhỏ và không bắt buộc phải đăng ký theo quy định của pháp luật;
 Các hoạt động kinh tế của các hộ sản xuất kinh doanh cá thể mà theo quy định các hoạt động này phải đăng ký kinh doanh, nhưng họ đã không thực hiện nghĩa vụ này. Theo ước tính, một nửa số hộ sản xuất kinh doanh cá thể thuộc nhóm này (điển hình là nhiều hộ kinh doanh taxi hay vận chuyển hành khách bằng phương tiện khác) đã không thực hiện đăng ký kinh doanh;
 Các hoạt động kinh tế của các doanh nghiệp tư nhân có đăng ký nhưng không tuân thủ các quy định của pháp luật:
o Hoặc có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng không kê khai và do vậy không thể hiện lĩnh vực hoạt động đó trên giấy phép đăng ký kinh doanh;
o Hoặc không có sổ sách kế toán và không nộp báo cáo kế toán, kê khai doanh số và lợi nhuận thu được từ các hoạt động kinh doanh hoặc tuyển dụng lao động không có hợp đồng, không kê khai;
o Hoặc kinh doanh các lĩnh vực đòi hỏi phải có giấy phép hành nghề riêng theo quy định của pháp luật, nhưng không có giấy phép đó;
Cuối cùng, các hoạt động sản xuất kinh doanh mà pháp luật cấm khu vực kinh tế tư nhân không được phép làm.
III. Môi trường, thể chế
1. Cấp độ vi mô
Nền kinh thị trường với nhiều thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động bôn bán sản xuất dưới sự quản lý của Nhà nước.
Đồng thời các ngành nghề phải chịu sự chi phối của các bộ luật, văn bản, nghị định pháp luật như:
- Thừa nhận những ngành kinh tế tiểu thương nghiệp, buôn bán nhỏ lẻ.
- Các chính sách mở của thị trường, chấp nhận sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế với rất nhiều ngành nghề buốn bán khac nhau.
2. Cấp độ vĩ mô
Những người buôn bán kinh tế vỉa hè thường là những người xuất thân từ nông thôn nên bản chất của họ thật thà chất phát, chăm chỉ, đảm đang, làm việc không quản ngại sớm khuya, nắng mưa, họ chỉ mong sao có thể kiếm được số tiền nhiều nhất để nuôi sống bản thân và gia đình họ.
Trước khi buôn bán kinh tế vỉa hè công việc của họ là rất khác nhau và chủ yếu là nghề nông.Vì thế đã tác động rất sâu sắc tới việc buôn bán hàng rong sau này.
Trước khi chỉ thị 13 của UB NDTP HCM được đưa vào thực hiện thì tình trạng những nhóm người buôn bán kinh tế vỉa hè diễn ra ở tất cả các tuyến phố không có sự quản lý của các cơ quan chức năng nên bộ mặt đô thị ở TP HCM rất phức tạp, nảysinh rất nhiều vấn đề cần giải quyết như: ô nhiễm mội trường ở các vỉa hè, gâyách tắc giao thông, … nhưng bên cạnh đó chính việc buôn bán kinh tế vỉa hè góp phần nuôi sống nhiều thành phần dân cư, …
Khi chỉ thị 13 của UBND TPHCM được đi vào thực thi đã tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống sinh hoạt của nhưng cư dân buôn bán kinh tế vỉa hè, làm đảo lộn cách sinh hoạt, cách kiếm sống hàng ngày, làm cho một bộ phận rất lớn người buôn bán kinh tế vỉa hè phải chuyển sang làm các nghề khác để kiếm sống bởi nhiều gia đình sinh sống và tồn tại được là do những gánh hàng rong.
Nhưng chính Chỉ thị 13 đi vào thực thi làm cho bộ mặt đô thị của TP HCM khởi sắc hơn, tình trạng ùn tắc giao thông giảm đi đáng kể, ô nhiễm mội trường ở một số tuyến phố giảm đi đáng kể, …
IV. Nội dung chỉ thị 13( Trích nội dung văn bản chỉ thị)
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN NĂM TRẬT TỰ ĐÔ THỊ - 2001
(Ban hành kèm theo quyết định số 37 /2001/QĐ-UB ngày 27/4/2001
của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
-----------
- Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ VII và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân thành phố kỳ họp thứ IV, khóa VI về 12 chương trình, công trình trọng điểm và “Năm trật tự đô thị" nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước để giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị ;
- Thực hiện Chỉ thị 13/2001/CT-UB ngày 21/06/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố về triển khai tổ chức thực hiện 12 chương trình, công trình trọng điểm của thành phố trong giai đoạn 2001-2005 và kế hoạch thực hiện “Năm trật tự đô thị” trong năm 2001;
Ủy ban nhân dân thành phố tập hợp những nội dung chính để lập kế hoạch, bao gồm những mục tiêu, nhiệm vụ cần tập trung thực hiện trong năm 2001 “Năm trật tự đô thị” nhằm tạo sự chuyển biến tích cực, chấn chỉnh một bước cơ bản những tồn tại, làm tiền đề cho việc tổ chức thực hiện lâu dài như sau :
I.- mục tiêu phấn đấu trong “năm trật tự đô thị” :
Trật tự đô thị là một lĩnh vực rất rộng lớn, bao gồm nhiều nội dung hoạt động, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, quan hệ đến quyền và nghĩa vụ công dân, đến sự tự giác của mỗi người và phải được thực hiện lâu dài. Do đó, năm 2001 chỉ chọn lọc một số nội dung chính có tính đột phá và khả thi để triển khai thực hiện trước, tạo ra sự chuyển biến tích cực, chấn chỉnh một bước cơ bản những tồn tại, làm tiền đề cho việc tổ chức thực hiện lâu dài. Các kế hoạch phải được nghiên cứu để xây dựng một cách khoa học, đồng bộ và chủ động cả về trật tự đô thị, cũng như đối với một số chương trình, công trình trọng điểm đã được Đại hội Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ VII đề ra. Những mục tiêu chính bao gồm :
1. Lập lại trật tự lòng lề đường: chấn chỉnh lại trật tự và xử lý tất cả các hành vi sử dụng, lấn chiếm trái phép với bất kỳ hình thức nào trên lòng đường ở tất cả các tuyến đường (kể cả mặt cầu) và lề đường dành cho người đi bộ trên 30 tuyến đường trọng điểm (phụ lục 1) sau đó mở rộng ra 100 tuyến đường và 11 khu vực trọng điểm (phụ lục 2).
2. Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt trên địa bàn thành phố và triệt để chấp hành luật lệ giao thông, trong đó tập trung thực hiện trước trên 30 tuyến đường trọng điểm do thành phố xác định (phụ lục 1).
Xây dựng kế hoạch 5 năm chương trình chống ùn tắc giao thông và chống ngập nước nội thị mùa mưa. Thực hiện ngay một số biện pháp hữu hiệu để giải quyết bước đầu nạn kẹt xe trên các tuyến đường trọng điểm và xóa ngập ít nhất 15 trọng điểm ngập trong năm 2001, tạo tiền đề cho việc thực hiện trong các năm tiếp theo.
Giải quyết dứt điểm các tụ điểm xà bần, rác tồn đọng và các tụ điểm phơi phóng, buôn bán phế liệu chiếm dụng lề đường. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng người cư ngụ, kinh doanh buôn bán trái phép trên các công viên, quảng trường, tiểu đảo; cải thiện tình hình thu gom và vận chuyển rác trên toàn thành phố (theo kế hoạch chương trình xử lý rác 2001-2005), thực hiện mục tiêu đường phố văn minh sạch đẹp đạt yêu cầu.
3. Chấn chỉnh trật tự trên lĩnh vực quảng cáo nơi công cộng, xử lý nghiêm các trường hợp sai quy định, không giấy phép, không an tòan nhất là ở khu vực trung tâm thành phố và các cửa ngõ chính của thành phố. Quảng cáo phải theo quy họach chung trên tòan địa bàn thành phố.
4. Xây dựng kế họach và tổ chức thực hiện việc lập lại trật tự trong lĩnh vực xây dựng, phòng chống xây dựng trái phép ; giải tỏa lấn chiếm và xây dựng trên đất công, trên và ven kênh rạch, trong khu quy họach. Các mục tiêu nêu trên mang tính chất dài hạn, liên tục và phải có sự tham gia thiết thực của các đoàn thể, tổ chức quần chúng và nhân dân. Do vậy, mục tiêu đề ra cho năm trật tự đô thị là phải tăng cường ý thức tự giác của người nhân dân và trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội, phải có những giải pháp căn cơ, hiệu quả gắn liền với biện pháp hành chính thường xuyên của các địa phương, các ngành trong thành phố. Sau các đợt ra quân tạo các hiệu quả tức thì, các địa phương, ngành liên quan cần có biện pháp duy trì mang tính dài hạn để tránh tái phát sinh các vấn đề đã giải quyết.
II.- các giải pháp và nhiệm vụ cụ thể của từng đơn vị:
A- các giải pháp : (11 giải pháp)
1. Vận động các tầng lớp nhân dân thông suốt chủ trương của Thành Ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố trong Năm Trật tự đô thị theo quan điểm “giữ gìn trật tự, an toàn giao thông và mỹ quan đô thị là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân”, từ đó vận động nhân dân, cán bộ công chức, công nhân, học sinh, sinh viên, lực lượng vũ trang và gia đình đồng tình hưởng ứng và chấp hành pháp luật, xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Tiếp tục xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản của quần chúng đã có từ các năm trước, kết hợp với các biện pháp hành chính thích hợp, do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện. Vận động các Đoàn viên thanh niên, lực lượng thanh niên xung phong, phụ nữ ... tham gia thực hiện có hiệu quả.
2. Chấn chỉnh, tăng cường, duy trì công tác kiểm tra thường xuyên nhằm làm thông thoáng tại 30 tuyến đường trọng điểm, các khu vực trọng điểm và các tuyến đường do quận, huyện sẽ chọn thêm (tối thiểu thêm 2 tuyến) để thực hiện trước.
Ngăn chặn tái lấn chiếm đối với các trường hợp đã giải toả trong năm 2001 và các năm trước, cũng như trong đợt thực hiện tái lập trật tự đô thị này.
3. Qui hoạch, sắp xếp có trật tự và khoa học các bến bãi đậu xe 3,4 bánh; các điểm giữ xe 2,4 bánh, nhất là tại khu vực trung tâm.
4. Có phương án ngăn chặn và biện pháp giải quyết nhanh (không quá 30 phút) khi tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra. Phấn đấu làm giảm tai nạn giao thông và có biện pháp ngăn ngừa, không để xảy ra đua xe trái phép.
5. Chấn chỉnh trật tự mua bán kinh doanh, dịch vụ ở các chợ và quản lý các chợ tạm, xử lý có kết quả việc mở rộng chợ tạm, trả về vị trí ban đầu và ngăn chặn không cho phát sinh thêm về diện tích lẫn qui mô các chợ tạm hiện có. Không để phát sinh các chợ tự phát.
6. Chấn chỉnh trật tự trong lĩnh vực quảng cáo nơi công cộng, ngòai trời, trên đường phố; kiểm tra, xử lý kịp thời theo đúng quy định các trường hợp không phép hay không an tòan và buộc tháo gỡ ngay. Phải nghiên cứu để hình thành những khu vực cho phép quảng cáo, các lọai hình quảng cáo tổng hợp, nhất là ở trung tâm thành phố.
7. Xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm xây dựng không phép, vi phạm quy hoạch, lộ giới làm mất cảnh quan kiến trúc và phá vỡ quy hoạch phát triển của thành phố. Cưỡng chế những trường hợp cố tình vi phạm, giải toả tháo dỡ dứt điểm các trường hợp xây dựng lấn chiếm đặc biệt là hệ thống kênh rạch và lộ giới.
8. Có kế hoạch đồng bộ và giải quyết có hiệu quả số người lang thang, ăn ngủ vỉa hè, ăn xin trên các tuyến trung tâm, tại các ngã ba, ngã tư, các khu vực chợ cố định và tại các nơi công cộng khác.
9. Kiểm tra và chấn chỉnh hoạt động thu gom rác thải, xà bần, hệ thống nhà vệ sinh công cộng trong thành phố; xử lý có kết quả việc vi phạm vệ sinh môi trường (nhất là phóng uế bừa bãi) và chấn chỉnh công tác quản lý các cơ sở làm dịch vụ thu gom vận chuyển rác ngoài quốc doanh ở các quận-huyện.
10. Có kế hoạch phối hợp với các ngành Thành phố để kiểm tra trật tự an toàn giao thông trên kênh rạch. Có biện pháp ngăn chặn hiệu quả tình trạng lấn chiếm hay tái lấn chiếm đất đai trên, ven kênh rạch làm nơi kinh doanh, nhà ở, bến bãi, nhà nổi, ..v.v. . .
11. Xây dựng chương trình, các dự án đầu tư cụ thể, có định lượng trong năm 2001 nhằm nhanh chóng xóa tối thiểu 15 điểm ngập nặng trong khu vực nội thành (có danh mục ở phụ lục 4) cần kết hợp việc giải quyết chống ngập với tình trạng kẹt xe, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Thời gian thực hiện
+ Quí I năm 2001: Xây dựng và thông qua kế hoạch cụ thể.
+ 10/5/2001 tổ chức sơ kết thí điểm ra quân đợt đầu của các đơn vị như : Công an thành phố , Ủy ban nhân dân quận 1, Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,...
+ Quí II/2001 : Sơ kết đánh giá đợt 1 vào cuối tháng 6/2001 với yêu cầu đạt 50% khối lượng công việc và mục tiêu đề ra cho năm 2001.
+ Quý III/2001 củng cố kết quả đạt được, đẩy mạnh việc tổ chức và mở rộng phạm vi thực hiện, phấn đấu hoàn thành 100% mục tiêu và nội dung đã đề ra. Tổ chức đánh giá, nghiệm thu từng chương trình - mục tiêu của các ngành.
+ Dự kiến tổ chức hội nghị tổng kết vào giữa tháng 12/2001. Trên cơ sở giữ vững các kết quả đạt được nhằm xây dựng khu vực trung tâm thành phố văn minh - sạch đẹp để làm cơ sở tiếp tục triển khai thực hiện lâu dài chương trình chỉnh trang đô thị toàn thành phố và tạo ý thức cao trong mỗi cư dân thành phố về trách nhiệm cộng đồng, giữ vững và nâng cao ý thức quản lý đô thị.
3. Điều hành thực hiện : Hàng tuần, Ủy ban nhân dân thành phố giao ban với các sở-ngành, quận-huyện, cơ quan đơn vị liên quan; hàng quý sơ kết; 6 tháng tổng hợp báo cáo Thành Ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Thủ trưởng các Sở Ban ngành, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các Quận-Huyện, Phường-Xã căn cứ theo nhiệm vụ, tình hình của đơn vị và nội dung Kế hoạch này để xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai thực hiện ngay, có báo cáo kết quả định kỳ và chịu trách nhiệm về hiệu quả công việc trước Ủy ban nhân dân thành phố./.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
V. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế xã hội đến hoạt động kinh tế vỉa hè tại thành phố Hồ Chí Minh













Chương II: Thực trạng hoạt động kinh tế vỉa hè tại Thành phố Hồ Chí Minh
I. Các loại hình kinh tế vỉa hè
Qua các tài liệu mà hóm thu thập được thì nhóm xin nêu các loại hình của
- kinh tế vỉa hè:
- Gánh hàng rong
- Buôn bán lưu động
- Buôn bán trên vỉa hè .
Và các loại hình kinh doanh của kinh tế vỉa hè:
- Kinh doanh ăn uống ( quán cơm,quán nhậu, quán giải khát…)
- Kinh doanh dịch vụ (dịch vụ giữ xe…)
- Kinh doanh khác
• Các loại hình kinh doanh trên vỉa hè
Mặt hàng kinh doanh của đối tượng buôn bán trên vỉa hè khá đa dạng, từ văn phòng phẩm sách báo cho đến thực phẩm thuốc lá và dịch vụ sửa chữa. Ngoài ra những thứ linh tinh khác như bách hóa tạp phẩm, quần áo vải nón kính v.v… cũng khá phổ biến và chiếm một tỷ trọng nhất định trong tổng số. Tuy nhiên, khác với đối tượng kinh doanh trên vỉa hè, đối tượng buôn bán lưu động chủ yếu tập trung nhiều nhất vào 2 loại hàng hóa là thực phẩm và thuốc lá. Đây là loại hàng hóa có nhu cầu phục vụ tận nơi nhất là trong các ngõ hẻm cách đường khá xa, hoặc tại các nơi sinh hoạt đông đúc nhưng khả năng cung ứng còn hạn chế. Kết quả điều tra các mặt hàng hoạt động vỉa hè cũng cho thấy loại hàng hóa thực phẩm và thuốc lá có nhu cầu cung ứng từ vỉa hè khá cao.
II. Đối tượng tham gia hoạt động kinh tế vỉa hè
Người tham gia các hoạt động kinh tế vỉa hè đa số là người dân nghèo, vì ít vốn không thuê được mặt bằng để buôn bán nên chọn kinh tế vỉa hè.
Theo thống kê sơ bộ của viện kinh tế TP.HCM thì vỉa hè là nguồn sống của khoảng 100-120 nghìn người kinh doanh nhỏ, 40-50 nghìn người buôn bán hàng rong.
Đó với buôn bán lưu động thì đa số là dân ngoại thành và ngoại tỉnh ( đến từ miền Trung và miền Bắc). còn buôn bán cố định trên vỉa hè, đa số là dân địa phương.
Theo kết quả nghiên cứu của viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Các dạng hoạt động “kinh tế vỉa hè” được phân thành hai nhóm chính: kinh doanh trên vỉa hè (hay hoạt động cố định) và dạng kinh doanh lưu động. Với kết quả điều tra 100 người buôn bán lưu động và 500 người buôn bán trên vỉa hè, kết quả cho thấy những đặc điểm như sau:
Một điểm khác biệt giữa đối tượng buôn bán trên vỉa hè và buôn bán lưu động là đại đa số những người buôn bán lưu động đều có nguồn gốc tại các tỉnh khác đến, trong đó các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (chiếm tỷ trọng 48,0%) các tỉnh Duyên Hải miền Trung (23%) trong khi nơi sinh tại thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 12% trong tổng số. Trong khi đó, số người buôn bán trên vỉa hè hầu hết đều có nguồn gốc tại thành phố Hồ Chí Minh (53,6%), số người có nguồn gốc ở các Tỉnh Duyên hải miền trung chỉ chiếm 17,4% và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (13,6%) và Đồng Bằng Sông Hồng (6,6%). Như vậy, từ kết quả điều tra cho thấy, số lao động thu hút vào khu vực hoạt động kinh tế vỉa hè, nhất là buôn bán lưu động có liên quan với số người nhập cư từ các tỉnh khác đến. Điều này có thể xác định trong phần khảo sát tình trạng hộ khẩu của những người buôn bán vỉa hè.
Thời gian sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh đã có sự khác biệt giữa 2 đối tượng trên vỉa hè và kinh doanh lưu động. Một điểm cần lưu ý là số người buôn bán trên vỉa hè thường có thời gian sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh khá lâu (trước năm 1995), trong khi số buôn bán lưu động lại có thời gian sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh trong những năm gần đây với tỷ lệ khá cao (36% đến thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2001 và 27% đến thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1996).
Thời gian sinh sống có liên quan đến việc khai báo về tình trạng hộ khẩu. Nếu như những người kinh doanh trên vỉa hè có thời gian sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh lâu hơn những người buôn bán lưu động thì tỷ lệ người khai báo có hộ khẩu thường trú chiếm tỷ lệ cao ở đối tượng buôn bán trên vỉa hè (62,8%) trong khi đối tượng buôn bán lưu động tỷ lệ này chỉ đạt 21%. Như vậy, mối tương quan giữa thời gian sinh sống, nơi sinh và tình trạng hộ khẩu có mối quan hệ khá rõ nét. Trong mối quan hệ này, những người buôn bán lưu động bao giờ cũng thường rơi vào trường hợp khai báo chưa có hộ khẩu thường trú, chủ yếu là dạng KT2 (29%) và KT3 (32%) và KT4 (7%).
Về quy mô hộ gia đình, kết quả điều tra cho thấy đối tượng kinh doanh trên vỉa hè có quy mô hộ gia đình bình quân cao hơn một ít so với đối tượng kinh doanh lưu động (bình quân 5 người/hộ so với bình quân 4 người/hộ của đối tượng lưu động). Xét trong phạm vi hộ gia đình, tỷ lệ lao động trong tổng số nhân khẩu của những người kinh doanh lưu động vẫn cao hơn (75% so với 68,6%). Điều này biểu hiện hệ số phụ thuộc ở các hộ thuộc nhóm kinh doanh lưu động có thấp hơn (hệ số phụ thuộc là 25% so với 31,4%). Bên cạnh đó, chỉ số về tỷ lệ lao động có thu nhập trên tổng lao động của đối tượng lưu động vẫn có tỷ lệ cao hơn (81,8% so với 80%). Như vậy, xét về phương diện hiệu suất hoạt động, số lao động trong hộ kinh doanh lưu động ngoài việc có tỷ lệ lao động cao hơn, lại còn biểu hiện được hiệu suất làm việc nhiều hơn. Điều này có liên quan đến độ tuổi trung bình của 2 đối tượng. Có thể do độ tuổi trung bình của đối tượng lưu động thấp hơn (bình quân 35 tuổi) so với đối tượng buôn bán trên vỉa hè (bình quân 41 tuổi) nên số lao động đang làm việc và kiếm được thu nhập trong hộ có cao hơn.
Để tìm hiểu lý do vì sao các đối tượng kinh doanh trên vỉa hè và kinh doanh lưu động lại chọn nghề kinh doanh liên quan đến vỉa hè để hoạt động mưu sinh; hầu hết các đối tượng đều không muốn trả lời (gần 90%), trong đó lý do vì chưa tìm kiếm được việc làm thích hợp nên phải chấp nhận kinh doanh trên vỉa hè đã chiếm tỷ lệ có vượt trội hơn so với các nguyên nhân còn lại (khoảng 4%). Theo kết quả này, nếu thực hiện chủ trương đào tạo tay nghề nhằm chuyển đổi nghề cho các đối tượng kinh doanh vỉa hè cũng cần được nghiên cứu thêm.
III. Thực trạng hoạt động kinh tế vỉa hè hiện nay của Thành phố Hồ Chí Minh:
Với vị trí địa lý thuận lợi và kinh tế phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước. chính điều này đã tạo ra một hút nhân lực từ mọi miền trong cả nước( cả lao động có tay nghề lẫn lao động phổ thông). Nhiều người trong số đó do không có tay nghề nên đã chọn những gánh hàng rong, hoạt động kinh tế vỉa hè để sinh sống.
Do diện tích nhỏ, dân số ngày càng lớn ( do lượng dân di cư ngày càng tăng) và do những bất cập về quỹ đường, dân số tăng, phương tiện, chủ yếu là xe máy ngày càng tăng, không có bãi đậu xe, dẫn đến tâm lý người đi xe máy thường dừng lại để mua hàng, nên rất dễ dẫn đến ùn tắc, tạo nguồn cầu cho kinh doanh vỉa hè.
Và hầu hết các địa phương( quận, huyện) đều thừa nhận sự tồn tại của kinh tế vỉa hè như một thực thể khách quan. Vì vậy, tạo tiền đề, điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của kinh tế vỉa hè, vì nó đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của bộ phận dân cư thành phố.
Vì vậy, kinh tế vỉa có một chỗ đứng xứng đáng trong nền kinh tế thành phố hồ chí minh. Có thể nói, nếu không có kinh tế vỉa hè thì thành phố hồ chí minh không phát triển như ngày hôm nay. Nếu cấm kinh tế vỉa hè thì nền kinh tế đô thị Thành phố Hồ Chí Minh sẽ suy giảm ngay.
a.Thực trạng:
Theo thống kê sơ bộ của Viện kinh tế TP.HCM (năm 2004) thì vỉa hè là nguồn sống của khoảng 100-120 nghìn người kinh doanh nhỏ, 40-50 nghìn người buôn bán hàng rong.
Theo kết quả thực hiện đề tài nghiên cứu: “kinh tế vỉa hè’’ tại TP.Hồ Chí Minh: hiện trạng và các giải pháp của viện kinh tế TP HCM ( 2004).Trong quá trình thực hiện đã khảo sát 35 tuyến đường trọng điểm với chiều dài khoảng 4,7km, có gần 500 trường hợp buôn bán lưu động, 2100 trường hợp buôn bán trên vỉa hè và hơn 5000 trường hợp có hiện tượng các hộ mặt tiền lấn ra vỉa hè buôn bán.
Đối với buôn bán lưu động, đa số là dân ngoại thành và ngoại tỉnh còn buôn bán cố định trên vỉa hè, đa số là dân địa phương. Cơ cấu các mặt hàng gồm: 33% kinh doanh ăn uống, 44,3% kinh doanh dịch vụ, 22,7% kinh doanh khác.
b. Tình hình hoạt động của một số loại hình:
b.1. Vỉa hè và hàng rong:
Một trong những lý do chính có hàng rong vì mướn của tiệm là điều không cho số đông người buôn bán vì họ có ít vốn ( phần cung). Người mua hàng rong ( phần cầu) cũng rất cần hàng rong. Hàng rong phù hợp với đời sống hiện nay, con người bị lôi cuốn vào công việc vì vậy các cánh hàng rong đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống gấp gáp đó. Có rất nhiều khu biệt thự còn mong có hàng rong tới ngay trước của, ít nhất là buổi sáng, để rộng đường lựa chọn món ăn. Đây là điều kiện để các gánh hàng rong tồn tại. Tuy nhiên, gánh hàng rong có thể gây tai nạn giao thông, gây ô nhiễm môi trường.
b.2. Xe gắn máy và vỉa hè:
Thành phố có 3,5 triệu xe máy nhưng điểm giữ xe tập trung chỉ đếm trên đầu ngón tay. Nếu không có vỉa hè để đậu xe máy, thì kinh tế TP Hồ chí Minh giảm đi rất nhiều. Động cơ của thương mại là khả năng di chuyển, phần lớn là xe máy, và tất nhiên cũng dựa vào khả năng đậu và giữ xe ( phần cầu). Về phần cung, việc giữ xe đã trở thành công nghiệp. không có ngành này trong kinh tế đô thị thì rất đông thành phần sẽ thiếu hụt chi tiêu hàng tháng, thậm chí nhiều gia đình có của hàng rồi, vẫn luôn việc giữ xe thêm. Trên nhiều vỉa hè trong đô thị TP Hồ Chí Minh, vỉa hè đã được tận dụng vào việc đậu xe máy đến độ không còn chỗ cho người bộ hành. Nhiều cửa tiệm kinh doanh dùng vỉ hè cho khách đậu xe một các tự nhiên gần như coi đó là quyền đương nhiên của họ. Việc chiếm dụng vỉ hè làm nơi giữ xe bên cạnh việc giải quyết cho đậu xe, tuy nhiên cũng gây cản trở giao thông vì người đi bộ không còn đường đi phải xuống lòng đường gây cản trở giao thông.
b.3. Cà phê, quán nhậu cạnh tranh trên vỉa hè:
Ở thành phố Hồ Chí Minh, vỉ hè cũng bị chiếm dụng làm các quán cà phê. Vì quá tải, nhiều quán cà phê phải kê tới 2, 3 hàng ghế, mang cả ô dù giăng đầy ra vỉa hè để phục vụ các thượng đế, xe để tràn xuống lòng đường, nơi dòng người, xe qua lại đông như nêm cối. tình trạng này thường xảy ra trên các địa bàn thành phố như: Q1, Q3, Q5, Q.Tân bình, Q. Gò Vấp…
Các quán nhậu cũng vậy, nhất là các tuyến đường như bờ kênh nhiêu lộc – nổi tiếng với các quán nhậu đêm. Các quán này lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh, họ kê bàn ghế nhựa ra vỉa hè. Nhậu đêm cũng kéo theo tình trạng mất trật tự xã hội do khách nhậu gây ra. (Nguồn http:// www. congan.com.vn/van_de_hom_nay)
Trên đây là thực trạng hoạt động kinh tế vỉa hè của thành phố Hồ Chí Minh, bên cạnh việc đấp ứng nhu cầu cho một bộ phận dân cư, nó còn gây ra tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường…Gây mất mỹ quan đô thị. Vì vậy các ngành chức năng có biện pháp khắc phục tình trạng này.
Chương III. Sự thay đổi đới sống của người dân hoạt động kinh tế vỉa hè sau khi chỉ thị 13 CT của UBND thành phố Hồ Chí Minh được đưa vào thực thi
 Đời sống của người dân hoạt động kinh tế vỉa hè trước khi chỉ thị 13 đi vào thực thi
Như chúng ta đã biết, đất nước ta là một đất nước còn nghèo, nền kinh tế vẫn chậm phát triển và nhìn chung mức sống của người dân vẫn còn thấp. Mặc dù nhà nước đã rất quan tâm đến người nghèo nhưng tỷ lệ người nghèo ở nước ta còn khá lớn chúng ta không thể giải quyết vấn đề đó trong một sớm một chiều. Do vậy đại đa số người dân vẫn còn thất nghiệp, lao động không có tay nghề và lượng di dân lên thành phố kiếm việc đang ngày một tăng. Vì vậy những gánh hàng rong, những hoạt động kinh tế nhỏ lẻ trên vỉa hè có thể là một giải pháp giúp nuôi sống nhiều thành phần dân cư, giải quyết phần nào vấn đề thiếu việc làm, cải thiện mức sống…
Hoạt động kinh tế vỉa hè đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của bộ phận người dân hoạt động trong khu vực kinh tế này. Nó không những giúp giải quyết vấn đề việc làm cho những cư dân thất nghiệp, những lao động di cư từ nông thôn lên thành phố. Những gánh hàng rong hay những tủ bánh mì, tủ thuốc lá…cũng là thu nhập chính nuôi cả gia đình họ.
Tuy nhiên hoạt động kinh tế vỉa hè cũng chỉ là giải pháp tạm thời trong vấn đề giải quyết việc làm vì trình độ lao động nước ta nhìn chung còn thấp. Bên cạnh đó kinh tế vỉa hè cũng có những mặt trái của nó, đó là không những do thiếu sự quản lý nên dễ gây mất trật tự, lấn chiếm lòng lề đường gây mất an toàn đô thị, làm giảm mỹ quan thành phố, ô nhiễm môi trường,… ảnh hưởng đến sức khỏe không những của người dân trong thành phố mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bản thân những người lao động kinh tế vỉa hè.
Trước khi chỉ thị 13 của UBND thành phố Hồ Chí Minh được đưa vào thực hiện thì tình trạng những nhóm người buôn bán kinh tế vỉa hè diễn ra ở tất cả các tuyến phố không có sự quản lý của các cơ quan chức năng nên bộ mặt đô thị ở thành phố Hồ Chí Minh rất phức tạp, nảy sinh rất nhiều vấn đề cần giải quyết như: ô nhiễm mội trường ở các vỉa hè, gây ách tắc giao thông, … nhưng bên cạnh đó chính việc buôn bán kinh tế vỉa hè góp phần nuôi sống nhiều thành phần dân cư, …
 Đời sống của người dân hoạt động kinh tế vỉa hè sau khi chỉ thị 13 đi vào thực thi
Chủ trương “dẹp bỏ” các hoạt động kinh tế vỉa hè đã được UBND TP Hồ Chí Minh xác định từ khi có nghị định 36/CP của Chính phủ (1995) và các chỉ thị 02/2001/CT-UB (tháng 3/2001) do UBND TP Hồ Chí Minh trực tiếp ban hành. Đặc biệt, thành phố cũng đẩy mạnh việc lập lại trật tự hoạt động kinh tế vỉa hè trong các kế hoạch “12 chương trình/ công trình trọng điểm (2001-2005)”, “năm trật đô thị”, “trật tự kỷ cương, nếp sống văn minh đô thị”… Theo đó, cụ thể thành phố đã chỉ thị cho các quận huyện, phường xã triển khai và thực hiện nhiều các giải pháp nhằm ngăn cấm hoạt động kinh tế vỉa hè với các hình thức xử phạt như thu gom, phạt tiền, đặc biệt là giải pháp “giải toả trắng” kết hợp giúp dân “chuyển đổi nghề” (tức bỏ việc củ). Và trên thực tế, giải pháp phạt tiền và thu gom đã được áp dụng nhiều hơn các giải khác như là chuyển đổi nghề. Tại hầu hết các phường xã, những nỗ lực để chuyển đổi nghề của chính quyền và của các cá nhân, rất ít hiệu quả như mong đợi (do nhiều khó khăn chủ quan lẫn khách quan, phía người dân lẫn chính quyền…). Mong muốn của chính quyền là khi giải toả những người có hoạt động kinh tế vỉa hè và sau đó triển khai cho vay vốn chuyển đổi nghề, tổ chức lớp dạy nghề, động viên đi học nghề, hoặc nhờ các trung tâm giới thiệu việc làm mới… Thực tế, chủ trương giúp đỡ chuyển đổi nghề của chính quyền được người dân rất hưởng ứng, nhưng do tuổi tác, trình độ, khả năng lao động,… phần lớn những người hoạt động kinh tế vỉa hè đã không thể tham gia (hoặc có ít nhưng không đến cùng). Ở một số phường con em của các hộ liên quan cũng được ưu tiên đi học nghề hoặc được giới thiệu việc (nhằm nâng thu nhập cho gia đình), nhưng lại gặp khó khăn do nhu cầu của nghề cần học (của người trẻ) và khả năng tổ chức đào tạo, kinh phí,.. của phường lại chưa gặp nhau…. Theo ý kiến của nhiều cán bộ ở cấp phường, việc giải quyết được cho 1/3 trong số người trước đây hoạt động kinh tế vỉa hè (người có hộ khẩu làm ăn lấn chiếm lòng lề đường) chuyển đổi nghề, ổn định thu nhập từ các việc làm khác, quả là chuyện không dễ dàng như ta vẫn nghĩ.
Đặc biệt khi chỉ thị 13/2001CT-UB (tháng 6/2001).. của UBND thành phố Hồ Chí Minh ban hành bổ sung và chính thức được đi vào thực thi đã tác động sâu sắc đến toàn bộ đời sống sinh hoạt của những cư dân buôn bán kinh tế vỉa hè, làm đảo lộn cách sinh hoạt, cách kiếm sống hàng ngày, làm cho một bộ phận rất lớn người buôn bán kinh tế vỉa hè phải chuyển sang làm các nghề khác để kiếm sống bởi nhiều gia đình sinh sống và tồn tại được là do những gánh hàng rong. Nhưng chính Chỉ thị 13 đi vào thực thi làm cho bộ mặt đô thị của thành phố Hồ Chí Minh khởi sắc hơn, tình trạng ùn tắc giao thông giảm đi đáng kể, ô nhiễm mội trường ở một số tuyến phố giảm đi đáng kể, …
Kinh tế- Xã hội: đời sống những người buôn bán kinh tế vỉa hè thay dổi mạnh mẽ
- Sinh hoạt
- Công việc kiếm sống.
- Thay đổi trong về mặt tinh thần
Từ việc thay đổi về cách thức kiếm sống đã tác động mạnh mẽ đến tư duy, nhận thức của người kiếm sống…

PHẦN BA: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Kết luận:
Kiến nghị
Phải thừa nhận rằng, với hàng loạt những cố gắng và nỗ lực của chính quyền các cấp và người dân, đến nay những kết quả đạt được trong lĩnh vực hoạt động kinh tế vỉa hè là rất lớn: người dân mặc dù còn phải chiếm dụng lề đường, trong hẻm, khu dân cư để buôn bán nhưng họ đã có ý thức trong việc giữa gìn vệ sinh môi trường; có ý thức tránh buôn bán vào các giờ cao điểm, tránh các tuyến giao thông đông đúc, tránh việc cải cọ, xô xát hay tranh dành địa điểm. Vào các ngày lễ lớn, họ đã tự “yên nghỉ” để tạo đường thông, hè thoáng và giữ vệ sinh sạch đẹp cho các tuyến đường, khu dân cư... Ở mỗi phường, mỗi khu dân cư, mỗi con hẻm, dường như người dân đã quy định thời gian và địa điểm buôn bán “cố định” cho nhau và “có trật tự”. Nhiều nơi, sau giờ buôn bán mỗi người tự biết dọn dẹp vệ sinh và dừng đúng giờ nghỉ ngơi (của bàn con trong hẻm)… Hơn thế, nhiều người cũng dần nhận thức được khá sâu sắc về quyền lợi và trách nhiệm của mình tại nơi buôn bán (với các biểu hiện văn hóa kinh doanh rất đáng trân trọng). Do đó, với nhu cầu an sinh xã hội, có lẻ chúng ta cần phải nhìn nhận kỹ hơn về hoạt động kinh tế vỉa hè để có những giải pháp và hành động đúng. Nên “dẹp bỏ”, hay nên “sống chung” với hoạt động kinh tế vỉa hè ? Một đô thị lớn nhất nước cả về phương diện kinh tế, dân số thì ắc sẽ không chấp nhận được tình trạng mất trật tự, ô nhiễm môi trường, kẹt xe,… do các hoạt động kinh tế vỉa hè gây nên. Vậy, nên sống chung với hoạt động kinh tế vỉa hè như thế nào? Làm gì để sắp xếp, quy hoạch các được hoạt động kinh tế vỉa hè , chuyển từ những hoạt động được coi “không văn hóa, không văn minh” trở thành hoạt động “có văn hóa, có văn minh”, để đáp ứng được các nhu cầu lớn hơn của đô thị ở hiện tại và tương lai. Vì thế quá trình xâydựng trật tự kỷ cương, nếp sống văn minh đô thị sẽ phải:
- Tiếp tục xây dựng các tuyến/ phố chuyên doanh, nơi chuyên cung cấp những mặt hàng và dịch vụ nhất định, phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Thông qua các tuyến/phố chuyên doanh, mỗi địa phương phường xã dễ dàng xây dựng và thể hiện các nét “văn hóa kinh doanh” của mình. Và cũng từ đó, sẽ có điều kiện thuận lợi về mặt không gian để quản lý trật tự, xây dựng nếp sống văn minh với sự tham gia của cộng đồng.
- Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia xây dựng mạng lưới những cửa hàng giá rẻ dưới dạng những siêu thị nhỏ, phân bố tương đối dày, đều khắp, tương tự mạng lưới của các đại lý bưu điện hiện nay.
- Cùng với người dân, các phường xã xây dựng các mô hình quản lý kinh doanh tự quản, tiến tới xây dựng những nội quy, những “hương ước” nhằm tuyên truyền hoặc chế tài mạnh mẽ người dân tham gia hoạt động kinh tế vỉa hè biết được quyền lợi và nghĩa vụ khi thực hiện giữ gìn vệ sinh, an ninh trật tự,… trong kinh doanh, buôn bán (dù là buôn bán nhỏ). Nên chấm dứt tình trạng “chế tài nữa vời”, tức phạt tiền theo mức quy định, trong khi đó người dân hoạt động kinh tế vỉa hè vi phạm trật tự vỉa hè, vi phạm đến nếp sống văn minh đô thị chỉ cần nâng giá hàng hóa rồi kết luận: “sau khi trừ các khoảng chi phí (cả tiền thuế, tiền phạt…) vẫn có lời!
- Ngăn chặn kịp thời hiện trạng hoạt động kinh tế vỉa hè đang “lấn sân”, “rút lui” vào hoạt động trong các đường hẻm nhỏ, các khu dân cư nhằm tránh các thảm họa về môi trường, tiếng ồn, cháy nổ… có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
- Cần có lực lượng “cảnh sát đô thị” (cảnh sát đường phố) hoạt động chuyên trách, để phạt nặng các trường hợp cố tình hoặc nhắc nhở những trường hợp chưa ý thức làm mất trự, chiếm dụng lòng lề đường sai quy định. Đồng thời, ngăn chăn kịp thời các biểu hiện buôn bán thiếu văn hóa.
- Tiếp tục làm sạch các vỉa hè, các đường hẻm, các khu chợ bằng cách lót các nền gạch, đá… Tuyên truyền, nâng cao nhận thức để cả người bán hàng lẫn người mua hàng thấy được việc đi mua sắm là một hoạt động sinh hoạt văn hóa, giải trí luôn cần có không gian sạch sẽ và thoáng mát.v.v.
Tóm lại, sự hình thành và tồn tại của các hoạt động kinh tế vỉa hè ở TP Hồ Chí Minh là do một nhu cầu tất yếu, khách quan. Đến nay, để ngăn cấm hoặc “giải toả trắng” các hoạt động kinh tế vỉa hè rõ ràng không còn là chuyện của “một năm”, “một tháng” hay “nhiều đợt cao điểm” với các hình thức như tuần tra, “rượt đuổi”, thu gom, phạt tiền…(mặc dù tất cả đều rất cần thiết). Vì vậy, đã đến lúc các nhà quản lý, quy hoạch đô thị và người dân thành phố phải suy nghĩ thêm dựa trên những luận cứ khoa học và thực tiễn, để cùng nhận thức, cùng đồng thuận trong hành động.
Về Đầu Trang Go down
https://hungsdlu.forumvi.net
 
ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CHỈ THỊ 13 CT VỀ VIỆC CẤM HOẠT ĐỘNG KINH TẾ VỈA HÈ ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA NHÓM NGƯỜI KIẾM SỐNG TRÊN VỈA HÈ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tên đề tài: Tìm hiểu việc tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng của người dân xã Hàm Đức huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận hiện nay.
» Tên đề tài: TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN XÃ HÀM ĐỨC HUYỆN HÀM THUẬN BẮC, TỈNH BÌNH THUẬN.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Welcom to Hung Nguyen :: Góc Nghiên Xã Hội Học :: Bài Tiểu Luận-
Chuyển đến